Hỗ trợ khách hàng từ 7:00 đến 23:00

Hotline:

0914.081.686


Người ta không rõ những năm đầu đời của Chanel như thế nào, chỉ biết bà mồ côi mẹ năm tuổi 12 và được cha bỏ vào cô nhi viện miền trung nước Pháp. Ở tuổi vị thành niên bà đã tỏ ra cứng cỏi và độc lập, ngay khi rời ghế nhà trường, bà đã vào giúp việc cho một xưởng làm bít tất ở Moulins. Những lúc rảnh rỗi, bà đi hát ở thính phòng La Rotonde nơi lui tới của những sĩ quan trung đồn trú gần đó. Bà chỉ hát hai bài, Ko Ko Ri Ko và Qui qu’a vu Coco; và khán giả mến giọng ca đã đặt cho bà biệt danh Coco. Coco Chanel biết rất rõ rằng phong cách không chỉ được thể hiện qua quần áo bạn mặc, mà còn qua cá tính của chính bạn. Từ đó, Chanel đã thiết kế trang phục, phụ kiện, nước hoa, các sản phẩm trang điểm và sản phẩm dưỡng da, mang đến cho cả phái nam lẫn phái nữ sự thoải mái tự tin khi biết rằng mình luôn được mọi người nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ.

Sản phẩm Lịch sử thương hiệu

Coco Chanel - Khát khao trả thù đã làm nên huyền thoại

 

Người ta không rõ những năm đầu đời của bà như thế nào, chỉ biết bà mồ côi mẹ năm tuổi 12 và được cha bỏ vào cô nhi viện miền trung nước Pháp.

Có thể nhà văn Paul Morand, bạn của Coco (Chanel), đã nhận ra bí quyết thành công của bà khi ông mô tả bà có “cái khát khao trả thù mãnh liệt đã làm nên những cuộc cách mạng”.

Chắc chắn là những kỷ niệm thời thơ ấu đã khiến cho Gabrie lle Chanel vào những năm cuối đời đã phải nói “Nếu bạn sinh ra mà không có đôi cánh, thì cũng đừng bắt ai không được chấp cánh.

Người ta không rõ những năm đầu đời của bà như thế nào, chỉ biết bà mồ côi mẹ năm tuổi 12 và được cha bỏ vào cô nhi viện miền trung nước Pháp. Ở tuổi vị thành niên bà đã tỏ ra cứng cỏi và độc lập; ngay khi rời ghế nhà trường, bà đã vào giúp việc cho một xưởng làm bít tất ở Moulins. Những lúc rảnh rỗi, bà đi hát ở thính phòng La Rotonde nơi lui tới của những sĩ quan trung đồn trú gần đó. Bà chỉ hát hai bài, Ko Ko Ri Ko và Qui qu’a vu Coco; và khán giả mến giọng ca đã đặt cho bà biệt danh Coco.

Năm 1910 Chanel khai trương cửa hiệu của riêng mình ở phố Cambon của Paris, bảng hiệu như sau ”Chanel, thợ làm nón". Vài năm sau bà lấy Étienne Balsan, một thanh niên giàu có cho bà một cuộc sống xa hoa nhàn nhã. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau Coco đâm chán cuộc sống quá dễ dãi ấy, và khi Boy Capel, bạn thân nhất của Étienne và sau này là người yêu của bà, đồng ý giúp vốn cho tiệm nón của bà ở Paris, bà đã lập tức nhận lời.

Nổi tiếng với nghề làm nón, bà bước ngay sang nghề cắt may với tác phẩm đầu tay chưa từng có trước đó: đồ thể thao dành cho phái nữ. Bà mặc một cái áo khoác ngoài bằng len của một ngư dân và một cái váy dài rũ xuống rồi đi qua đi lại trên bãi tắm. Thời ấy quần áo đan là không hợp mốt.

Năm 1913 bà mở hiệu may đầu tiên ở Deauville và cho ra đời thời trang Chanel vừa đơn giản, tiện dụng lại thanh lịch và đã sớm thu hút được lượng khách trung thành.

Chiến tranh bùng nổ năm 1914, nữ giới cần bộ y phục thích ứng với hoàn cảnh mới, và thế là kiểu áo may rộng không cần nịt vú của Chanel là một giải pháp lý tưởng.

Hai năm sau bà tung ra mốt áo chui cổ, thiết kế một kiểu áo khoác ngoài không đai lưng, không họa tiết với những đường cắt vuông vức đầy nam tính để che giấu ngực và hông. Bà còn sáng tạo ra “áo sơ mi duyên dáng”được nhiệt liệt đón nhận. Sau khi Paul Poiret, nhà cắt may lớn đầu thế kỷ, nâng gấu áo lên khỏi mặt đất, bà đã nâng thêm một bước nữa lên khỏi mắt cá chân. Thế là phụ nữ đổ xô đến những cửa hàng của Chanel, và Chanel là thời trang.

Một buổi tối bà đến rạp Opéra của Paris trong mái tóc cắt ngắn, và theo truyền thuyết thì sau đó có 35.000 mỹ viện ra đời ở Pháp. Bà may giày mũi tròn, và mọi phụ nữ đều quẳng đi đôi giày mũi nhọn ba dây. Bà đeo ngọc trai lên áo len, và mọi phụ nữ đều đeo ngọc. Bà thử đủ trò, kể cả chường mặt ra nắng trời vào cái thời mà nước da rám nắng được xem là quê mùa. Với óc sáng tạo, bà khởi xướng ra rất nhiều thời trang: thắt lưng xệ, quần tây cho phái nữ, Pyjama bãi tắm, áo dài đen mà người Mỹ gọi là “Model. T Ford của Chanel”, váy xếp nếp, áo mưa, áo khoác đính nút vàng, bộ quần áo vải tweed, nữ trang cài áo, chuỗi ngọc trai, túi khoác vai, túi xách chần bông có quai xích vàng, giày cao gót màu beige mũi đen, ruban cột tóc, và bộ y phục Chanel nổi tiếng trên toàn thế giới.

      

Chỉ còn thiếu có nước hoa, và cái đầu sáng tạo của Chanel không bỏ qua điều đó. Coco thường xuyên mượn lời của bạn bà là Pau Valéry “phụ nữ mà không có nước hoa là không có tương lai”. Bà không muốn mọi người dùng thứ phấn vô duyên thơm mùi hoa tím. Thế là bà nhờ đến Ernest Beaux, nhà pha chế nước hoa lớn nhất lúc bấy giờ, người ta không ngần ngại sử dụng chất tổng hợp aldehyde có mùi hương cực kỳ mạnh mà lúc bấy giờ chỉ được người ta dùng hàm lượng rất nhỏ. Pha chung với những hương tự nhiên khác, thế là ra đời nước hoa số 5, tiền thân của tất cả nước hoa thuộc nhánh Aldehidic Floral của dòng họ hoa. Nó không chỉ nổi tiếng ở Pháp, và sau khi Paris được giải phóng, người lính Mỹ nào cũng xếp hàng đến tận cuối phố để chờ mua một lọ số 5 mang về nước. Khi các phóng viên hỏi Marilyn Monroe thích xức nước hoa gì lúc đi ngủ, nàng đã thì thầm “ vài giọt số 5”. Sau khi Catherine Deneuve và Carole Bouquet dùng số 5,thì nó đã trở nên bất tử, là biểu tượng truyền thuyết của thời đại chúng ta. Sau số 5 là số 22, Cuir de Russie, Gardena và Bois des Iles. Tất cả nước hoa này sau đó đã được “cái mũi” của nhà Chanel là Jacques Polge cải biên lại năm 1983. Rồi sau đến nước hoa Cristalle, nước hoa số 19 (ngày sinh cua Chanel), nước hoa Pour Monsieur, nước hoa Antaeus. Năm 1984 Polge lại làm mọi người thán phục với nước hoa Coco có mùi cay nồng để lại dấu ấn lâu dài trong ngành nước hoa.

Năm 1990 nhà Chanel lại tung ra nước hoa Égoiste dành cho đàn ông với mùi gỗ đàn hương của Ấn Độ, bản thân nước hoa đã đôc đáo mà cả chiến dịch quảng cáo của Gonde cũng không kém phần độc đáo.

Năm 1996 ra đời nước hoa Allure là sản phẩm mới nhất của nhà Chanel. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Chanel đóng cửa hiệu cắt may và chỉ khai trương lại 15 năm sau, lúc ấy thời trang “New Look” của nhà Doir đã làm cuộc cách mạng về thời trang rồi. Chanel nhanh chóng lấy lại sự thành công và vẫn còn mãi thành công. Có thể nhà văn Paul Morand, bạn của Coco, đã nhận ra bí quyết thành công của bà khi ông mô tả bà có “cái khát khao trả thù mãnh liệt đã làm nên những cuộc cách mạng”.

Các nhãn hiệu khác