Hỗ trợ khách hàng từ 7:00 đến 23:00

Hotline:

0914.081.686


 Yves Saint Lauren - một trong những nhà thiết kế có năng lực và ảnh hưởng nhất thế giới. Từ những ngày đầu khi ông tham gia làm việc tại xưởng Christian Dior cho đến những bộ sưu tập thời trang cao cấp mang tên ông, phong cách của Yves Saint Lauren đã trở nên không thể nhầm lẫn được, được thể hiện trong tất cả các sản phẩm thời trang bao gồm phụ kiện, trang sức, quần áo may sẵn, nước hoa và mỹ phẩm. Yves Saint Lauren đồng nghĩa với sự sôi nổi, cá tính và hoàn toàn tươi mới, luôn tạo ra ảnh hưởng vô cùng rộng rãi.

Sản phẩm Lịch sử thương hiệu

 

Yves Saint Laurent – một thiên tài bất hạnh

Ngày 1/6/2008, Yves Saint Laurent, một trong những nhà tạo mốt vĩ đại nhất của thế kỷ XXqua đời, thọ 71 tuổi. Nếu chỉ dùng hai từ để miêu tả cuộc đời của ông, có lẽ hai từ đó sẽ là “thiên tài” và “bất hạnh”.

Yves Saint Laurent sinh ngày 1/8/1936 tại Algerie, thuộc địa Pháp thời bấy giờ. Bố mẹ ông muốn con trai duy nhất của mình học luật, nhưng bản thân ông thì lại mơ ước được học trường nghệ thuật. Yves đến Paris năm 17 tuổi. Một năm sau ông đoạt giải cuộc thi tài năng thời trang trẻ do tổ chức “International Wool Secretariat” tài trợ. Trong số những người được trao giải thưởng còn có Karl Lagerfeld, nhà thiết kế cho Chanel sau này và cũng là một “đối thủ” của Yves trên trường thời trang.

Christian Dior tham gia ban giám khảo của cuộc thi và các bản vẽ của cậu bé 18 tuổi này đã gây ấn tượng cho ông đến mức ông đã nhận Yves làm trợ lý cho mình. Ba năm sau, vào tháng 10 năm 1957, Dior đột ngột qua đời. Yves, lúc này mới 21 tuổi, được cử làm người kế tiếp Dior.

Woman Wear Daily, tờ báo chuyên đề thời trang của Mỹ miêu tả Yves lúc bấy giờ là một chàng trai với “giọng nói nhỏ nhẹ” và “cực kỳ rụt rè”. Sức ép với chàng trai 21 tuổi này tưởng chừng không thể chịu nổi, vì Dior là nhà tạo mốt Haute Couture số một, là niềm tự hào của người Pháp. Nhưng chỉ ba tháng sau, khi bộ sưu tập “Trapeze” tạo dáng trên cơ sở hình thang ra mắt tại Paris, ngay lập tức Yves đã chinh phục thế giới thời trang.

Đường công danh của Yves tại Dior tương đối ngắn ngủi. Năm 1960, ông được gọi nhập ngũ, nhưng ngay sau đó đã phải nhập viện do suy sụp tinh thần. Và chỉ hai tháng sau quân đội Pháp đã phải “thả” Yves trở về với cuộc sống thường dân. Vào năm 1961, Yves cùng bạn đời tương lai của mình là Piere Berge, lập nên hãng thời trang mang tên Yves Saint Laurent.

Kể từ bộ sưu tập đầu tiên cho Dior lúc 21 tuổi, rồi trong suốt thập kỷ 60 và 70, đến giữa thập kỷ 80, Yves đã tạo ra rất nhiều trang phục mới cho phái đẹp. Trong các “phát minh” nổi tiếng nhất của ông phải kể đến bộ tuxedo “Le Smoking” mà ông đã “mượn” của nam giới, trang phục kiểu “safari”, thời trang unisex, phong cách kết hợp hội họa và thời trang mà điển hình là bộ đầm với mô típ tranh của Mondrian. Ông mang trang phục của beatnik – những kẻ sống “nổi loạn” vào các sa-lông sang trọng của giới thượng lưu.

Khách hàng của Yves là những người giàu có của tầng lớp trên. Điển hình là bà công tước xứ Windsor, nữ hoàng Lee Radziwill – những người đầu tiên đặt mua trang phục mang nhãn hiệu YSL. Tuy vậy, thành công của Yves chính là do ông đã cảm nhận được luồng không khí nóng hổi của thế hệ trẻ năm 1968. Năm 1966, ông mở thương hiệu “Rive Gauche” (tên gọi của bờ trái dòng sông Seine, nơi tập trung các trường đại học Paris, và cũng là khu vực giới nghệ sỹ và trí thức ưa thích). Cửa hàng “Rive Gauche” đầu tiên của ông trên phố Rue de Tournon bán váy áo chỉ với giá 60 đôla, khởi đầu cho thời trang may sẵn cao cấp pret – a – porte.

Bà công tước xứ Windsor, nữ hoàng Lee Radziwill và YSL

Viện bảo tàng Metropolitan ở New York tổ chức triển lãm mang tính hồi tưởng về Yves vào năm 1983. Đây là lần đầu tiên MET đưa vinh dự này cho một nhà thiết kế thời trang còn sống. Người hậu thời không mấy ai có thể tưởng tượng được sức đột phá của các “cuộc cách mạng” thời trang nhãn hiệu YSL, ví dụ ngay như bộ complê nữ. Theo lời kể của Suzy Menkes, nhà báo của tờ International Herald Tribune, Nan Kempner, một phụ nữ giàu có đã không được phép vào một nhà hàng ở Manhattan chỉ vì bà lúc đó mặc bộ complê của YSL. Sau đó, bà ta đã ngang nhiên tụt quần, chỉ mặc áo vét và chân trần để vào cửa.

Điều đáng chú ý là đi kèm với các ý tưởng rất mới và táo bạo là sự đòi hỏi cực kỳ “quân phiệt” về sự hoàn hảo. Phong cách YSL đòi hỏi phải chính xác đến từng mi-li-mét đường cắt may, tỷ lệ và sự phối mầu tinh tế. Trớ trêu thay là vào những năm 90, chính sự hoàn hảo này lại trở thành cái “khung sắt” bó buộc sự sáng tạo. Báo chí trỉ chích các bộ sưu tập của ông là lặp lại, trì trệ và nhàm chán. Thay vào đó, các nhà báo thường tập trung bình phẩm không mấy thiện cảm về tình trạng sức khỏe của ông. Người ta cho rằng ông thậm chí không còn đủ sức để ra chào khán giả sau buổi trình diễn, còn nói gì đến chuyện thiết kế bộ sưu tập. Berge cố gắng xoa dịu dư luận: “Tất cả mọi người đều biết là ông ấy sinh ra đã bị khủng hoàn tinh thần”. Trên thực tế thì ai cũng biết rằng Yves chỉ vài năm trước đó thôi đã không hề kiềm chế rượu, ma tuý và sử dụng các chất kích thích khác.

Thương hiệu YSL, bao gồm thời trang may sẵn và mỹ phẩm, nước hoa trị giá hơn 650 triệu đôla được bán cho Gucci vào năm 1999. Yves và Berge vẫn giữ lại mảng thời trang Haute Couture, tuy mỗi năm nó đem lại cho họ số tiền lỗ tới 11 triệu đôla. Năm 2002, gần 2000 khách mời tham dự buổi trình diễn cuối cùng của Yves được thực hiện tại Centrum Pompidou. Cộng thêm vài nghìn người đứng ngoài đường theo dõi buổi lễ trên màn hình. Gần 300 trang phục đã kể lại hơn 40 năm cuộc “cách mạng” làm thay đổi thời trang.

Các nhãn hiệu khác